Sự sáp nhập hành chính không chỉ là một bước tiến trong việc tối ưu hóa bộ máy nhà nước, mà còn mang lại lợi ích rõ ràng cho đời sống người dân. Việc đồng bộ hóa các dịch vụ công, cải thiện hạ tầng giao thông sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận các tiện ích xã hội, giảm thiểu thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian. Hãy cùng Ivexe tìm hiểu chi tiết sáp nhập tỉnh và tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân trong bài viết dưới đây.

I. Danh sách tên gọi mới của 34 tỉnh sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập

  • Sau khi thực hiện việc sắp xếp, Việt Nam hiện có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Đáng chú ý, 19 tỉnh và 4 thành phố trong số này đã được hình thành hoặc điều chỉnh sau quá trình sắp xếp, trong khi 11 tỉnh, thành phố còn lại duy trì hiện trạng và không thực hiện sắp xếp trong giai đoạn vừa qua.
  • Theo danh sách được công bố kèm Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 và thực hiện Nghị quyết 202/2025/QH15 thì 34 tỉnh thành mới đã được xác định với tên gọi và nơi đặt trụ sở chính quyền tỉnh như sau:
STT Tên sau khi sáp nhập tỉnh Tỉnh sáp nhập Địa chỉ đặt trụ sở chính quyền tỉnh Diện tích tự nhiên sau sáp nhập tỉnh
(ĐVT: km²)
Quy mô dân số (người)
1 Tỉnh Tuyên Quang Tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang Tỉnh Tuyên Quang  13.795,6 1.731.600 
2 Tỉnh Lào Cai Sáp nhập tỉnh Lào Cai với tỉnh Yên Bái Tỉnh Yên Bái   13.256,92  1.778.785
Tỉnh Thái Nguyên Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Kạn Tỉnh Thái Nguyên  8.375,21 1.799.489
4 Tỉnh Phú Thọ Sáp nhập tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình Tỉnh Phú Thọ  9.361,38 4.022.638
5 Tỉnh Bắc Ninh Sáp nhập tỉnh Bắc Ninh với tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Giang   4.718,6 3.619.433
6 Tỉnh Hưng Yên Sáp nhập tỉnh Hưng Yên với tỉnh Thái Bình Tỉnh Hưng Yên  2.514,81 3.567.943
Thành phố Hải Phòng Sáp nhập tỉnh Hải Dương với thành phố Hải Phòng Thành phố Hải Phòng  3.194,72 4.664.124
8 Tỉnh Ninh Bình Sáp nhập tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định  Tỉnh Ninh Bình   3.942,62 4.412.264
Tỉnh Quảng Trị Sáp nhập tỉnh Quảng Bình với tỉnh Quảng Trị Tỉnh Quảng Bình   12.700 1.870.845
10 Thành phố Đà Nẵng Sáp nhập tỉnh Quảng Nam với thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng   11.859,59 3.065.628
11 Tỉnh Quảng Ngãi Sáp nhập tỉnh Kon Tum với tỉnh Quảng Ngãi Tỉnh Quảng Ngãi  14.832,55 2.161.755
12 Tỉnh Gia Lai Sáp nhập tỉnh Gia Lai với tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Định  21.576,53 3.583.693
13 Tỉnh Khánh Hòa Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận với tỉnh Khánh Hòa Tỉnh Khánh Hòa 8.555,86 2.243.554
14 Tỉnh Lâm Đồng Sáp nhập tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận Tỉnh Lâm Đồng 24.233,07 3.872.999
15 Tỉnh Đắk Lắk Sáp nhập tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Phú Yên Tỉnh Đắk Lắk 18.096,40 3.346.853
16 Thành phố Hồ Chí Minh Sáp nhập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh 6.772,59 14.002.598
17 Tỉnh Đồng Nai Sáp nhập tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Phước Tỉnh Đồng Nai 12.737,18 4.491.408
18 Tỉnh Tây Ninh Sáp nhập tỉnh Tây Ninh với tỉnh Long An Tỉnh Long An 8.536,44 3.254.170
19 Thành phố Cần Thơ Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ 6.360,83 4.199.824
20 Tỉnh Vĩnh Long Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh Tỉnh Vĩnh Long 6.296,20 4.257.581
21 Tỉnh Đồng Tháp Sáp nhập tỉnh Tiền Giang với tỉnh Đồng Tháp Tỉnh Tiền Giang 5.938,64 4.370.046
22 Tỉnh Cà Mau Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Cà Mau Tỉnh Cà Mau 7.942,39 2.606.672
23 Tỉnh An Giang Tỉnh An Giang hợp nhất với tỉnh Kiên Giang Tỉnh Kiên Giang 9.888,91 4.952.238
24 Thành phố Hà Nội Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
25 Thành phố Huế Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
26 Tỉnh Lai Châu Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
27 Tỉnh Điện Biên Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
28 Tỉnh Sơn La Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
29 Tỉnh Lạng Sơn Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
30 Tỉnh Quảng Ninh Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
31 Tỉnh Thanh Hoá Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
32 Tỉnh Nghệ An Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
33 Tỉnh Hà Tĩnh Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
34 Tỉnh Cao Bằng Không sáp nhập Vẫn giữ nguyên Không thay đổi Không thay đổi
Xem Thêm  Đặt vé xe Tết Bính Ngọ 2026 giá rẻ tại Ivexe

II. Mục tiêu và ý nghĩa của việc sáp nhập tỉnh năm 2025

Tinh gọn bộ máy

  • Việc sáp nhập các tỉnh, thành phố giúp giảm đáng kể số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh, qua đó cắt giảm các cơ quan quản lý trung gian và hạn chế tình trạng chồng chéo chức năng.
  • Cải cách hành chính là sự tái cấu trúc cơ bản hệ thống hành chính Việt Nam, chuyển từ ba cấp xuống hai cấp tinh gọn: Cấp tỉnh (tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu). Quan trọng là cấp huyện sẽ chính thức chấm dứt hoạt động hành chính từ ngày 01/7/2025.
  • Mô hình này nhằm tạo ra một nền hành chính tinh gọn, hiệu năng và hiệu quả, quy trình điều hành, quản lý được đơn giản hóa, tạo điều kiện tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp chính quyền, góp phần cải thiện dịch vụ công và nâng cao năng lực quản lý nhà nước.
Xem Thêm  Trải nghiệm xe Limousine - Đẳng cấp hạng thương gia thời đại mới

Tối ưu nguồn lực

  • Sáp nhập hành chính giúp tinh giản biên chế, từ đó giảm áp lực Ngân sách dành cho bộ máy nhà nước. 
  • Việc hợp nhất hạ tầng, công trình công cộng và hệ thống dịch vụ hành chính không chỉ tối ưu chi phí mà còn nâng cao hiệu quả phục vụ người dân. 
  • Đồng thời, nguồn lực đầu tư công được phân bổ lại theo hướng tập trung, có trọng điểm, tận dụng tối đa tiềm năng và đội ngũ nhân lực chất lượng cao của từng địa phương sau sáp nhập.

Thu hẹp khoảng cách phát triển vùng nhờ tái cấu trúc địa giới hành chính

  • Việc sáp nhập các tỉnh không chỉ mở rộng khả năng kết nối vùng sâu, vùng xa mà còn tạo nền tảng để phát huy thế mạnh liên vùng một cách toàn diện. Qua đó, môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn, hạ tầng được phát triển đồng bộ, hiện đại. Các trung tâm kinh tế lớn dần hình thành, có sức cạnh tranh cao, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương trong cùng khu vực, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và cân đối hơn.
Tên gọi 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp, sáp nhập
Tên gọi 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp, sáp nhập (Ảnh: Sưu tầm Internet)
  • Sáp nhập đơn vị hành chính mới không chỉ mang ý nghĩa về mặt tổ chức bộ máy mà còn tạo ra những thay đổi rõ nét trong đời sống kinh tế của người dân.
  •  Khi hạ tầng giao thông, hành chính và dịch vụ công được đồng bộ hóa, người dân dễ dàng tiếp cận hơn với các tiện ích xã hội và cơ hội phát triển kinh tế. 
  • Sự kết nối vùng sâu, vùng xa với Trung tâm kinh tế giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút đầu tư và tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ. 
  • Đồng thời, việc tinh giản bộ máy và tăng hiệu quả quản lý công cũng góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, giảm thời gian và chi phí đi lại cho người dân trong các thủ tục hành chính.

III. Những tuyến đường phổ biến và gợi ý phương tiện di chuyển tối ưu cho người dân

      Sau khi các tỉnh, thành được sáp nhập, nhu cầu di chuyển giữa các khu vực ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để đảm bảo sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho người dân, việc lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp là yếu tố then chốt. 

      Cùng với các tuyến đường mới mở rộng kết hợp các phương tiện vận tải hiện đại sẽ không chỉ giúp kết nối các địa phương nhanh chóng, mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế. Hãy cùng Ivexe khám phá những phương tiện di chuyển tối ưu, giúp bạn dễ dàng làm chủ hành trình giữa các tỉnh, thành sau sáp nhập.

Xem Thêm  Trải nghiệm xe Limousine - Đẳng cấp hạng thương gia thời đại mới
Nhà xe Phương Trang tuyến Khánh Hòa đi các tỉnh
Nhà xe Phương Trang tuyến Khánh Hòa đi các tỉnh

Những câu hỏi thường gặp sau khi sáp nhập tỉnh mà bạn cần biết

Khi nào việc sáp nhập các đơn vị hành chính chính thức có hiệu lực?

  • Theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 của Quốc hội, được thông qua vào ngày 12/6/2025, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình sáp nhập các tỉnh, thành trên toàn quốc. (Nguồn từ: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn)) 

Làm thế nào để người dân cập nhật thông tin thay đổi giấy tờ cá nhân?

  • Không bắt buộc đổi đồng loạt: Theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH 15 (Khoản 1 Điều 21) và Nghị quyết số 190/2025/QH15 (Điều 10), các loại giấy tờ đã được cấp trước khi thực hiện sắp xếp theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn quy định thì vẫn được tiếp tục sử dụng trừ trường hợp Pháp luật có quy định khác.
  • Cập nhật thông tin trên hệ thống: Dù không bắt buộc đổi giấy tờ vật lý, thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được tự động cập nhật theo địa giới hành chính mới. Điều này giúp các cơ quan quản lý dễ dàng tra cứu và xác nhận thông tin của người dân.

Ghi chú: Tất cả các dữ liệu và hình ảnh có liên quan ở trên được Ivexe tổng hợp từ nguồn Internet (Thuvienphapluat, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn),…

Lời kết

     Sự thay đổi hành chính không chỉ là một bước tiến trong việc cải tổ bộ máy nhà nước mà còn mở ra cơ hội lớn để nâng cao chất lượng sống cho người dân. Khi các cơ quan nhà nước và dịch vụ công được cải thiện, sự kết nối giữa các địa phương trở nên thuận lợi hơn, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu và giảm bớt thủ tục hành chính phức tạp. 

      Với bài viết trên hy vọng Ivexe đã cung cấp cho quý đọc giả đầy đủ thông tin về Tên gọi mới 34 tỉnh thành sau sáp nhập. Nếu bạn có nhu cầu đặt vé xe liên tỉnh, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 996 633 để được đội ngũ tổng đài viên chuyên nghiệp, chu đáo hỗ trợ nhanh chóng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *